Tóm tắt nội dung bài này
Đầu năm mới mở bát bằng chuyến đi Maldives sang chảnh. Qua bài này hy vọng anh em sẽ hiểu chính xác hơn về Maldives, ăn chơi, ăn uống, chi phí chi tiêu du lịch tự túc Maldives.
Video về Maldives
Trước tiên là Video về Maldives đã:
Maldives in Cinematic:
Maldives nhìn từ trên cao (Drone)
Một số “Bóc Phốt” khác có thể bạn quan tâm:
“Bóc Phốt” Phillipines: Thiên đường biển top 10 thế giới BORACAY cực rẻ
“Bóc Phốt” Phillipines: Khám phá Cebu – nơi có biển, nắng và cực nhiều trải nghiệm hấp dẫn
“Bóc Phốt” Phillipines: Sau Maldives thì chắc chỉ có Palawan là xứng với tên thiên đường – Phần 1: El Nido – Palawan
“Bóc Phốt” Phillipines: Sau Maldives thì chắc chỉ có Palawan là xứng với tên thiên đường – Phần 2: Coron – Palawan
“Bóc Phốt” Indonesia: Phải đến ngọn núi lửa đang hoạt động này 1 lần trong đời
“Bóc Phốt” Indonesia: Bali lại là một thiên đường khác
“Bóc Phốt” Ấn Độ: Đền Taj Mahal – biểu tượng của tình yêu.
Còn nhiều phốt trong blog tớ lắm, với nhiều phốt tớ còn lười chưa bóc cơ ae ạ, nên theo dõi thường xuyên nhá.
Những lầm tưởng về Maldives
Chắc chắn đa số mọi người biết đến Maldives qua những bài báo, review trên mạng và nghĩ rằng đi Maldives là đến 1 hoặc vài hòn đảo xinh đẹp ở Ấn Độ Dương nơi có những bãi biển đẹp như thiên đường, hay những khách sạn, resort trên biển tạo nên thương hiệu của Maldives.
NHƯNG, hiểu thế là chưa đủ và nếu ai mà chỉ dựa vào thế xách balo lên đi mà không tìm hiểu kỹ thì rất dễ toang. VÌ:
– Maldives là một quốc đảo, nơi có cả ngàn hòn đảo, mỗi hòn đảo lại mang vẻ đẹp riêng với những bãi cát trắng mịn và nàn nước xanh như thiên đường – tôi đã đi nhiều biển nhưng chưa nơi nào thấy đẹp như ở Maldives. Thực sự những hòn đảo ở đây sẽ khiến ai cũng phải mồm chữ O luôn, gắn 2 chữ THIÊN ĐƯỜNG cho Maldives là không hề quá.
Và với hàng ngàn hòn đảo như vậy thì chắc hẳn ae đã bắt đầu tự hỏi thế thì đi Maldives biết ở đảo nào, đi đâu rồi đúng không? Đây là điều mà trước khi đi tôi có tìm hiểu nhưng không có nhiều bài viết, blog nói rõ. Rất nhiều bài chia sẻ về Maldives đều không chi tiết hoặc chỉ nói qua về một hòn đảo, một resort.
Trong hàng ngàn hòn đảo đó chia làm 2 loại:
+ Đảo dân sinh: là những hòn đảo nhỏ nơi người dân sinh sống – chỗ này thì chi phí ăn chơi, ở sẽ rẻ hơn nhiều.
+ Đảo tư nhân: CỰC NHIỀU đảo ở Maldives là tư nhân được ai đó mua lại và đầu tư xây thành các resort với những căn villa ngoài biển mà ae thường thấy trên ảnh. Nhưng vấn đề là khi lập kế hoạch đi chơi ae sẽ choáng ngợp nếu ở resort thì không biết ở resort nào.
Thế nên bài này tuy hơi dài nhưng tôi sẽ dẫn chia sẻ chi tiết nhất cho ae, cố đọc nhé.
Cách đến Maldives
Hiện nay ở Việt Nam chưa có chuyến bay thẳng đến Maldives, từ Hà Nội hay HCM sẽ phải transit ở Kuala Lumpur hoặc Singapore, Bangkok tùy hãng bay. Tôi nghĩ ae nên đi AirAsia vì giá vé khá rẻ và chất lượng tốt – tại thời điểm này (2/2020) thì tôi check giá vé khứ hồi khoảng 6.5~8.5m VNĐ là mức giá khá rẻ đi Maldives (cách đây tầm 2 năm toàn >12m).
ĐIỂM ĐẾN: MALÉ – Thủ đô của Maldives. Muốn đi đâu Maldives thì cũng phải đến Male đầu tiên.
Văn hóa ở Maldives
Ae cần chú ý là phần lớn người dân ở Maldives theo đạo Hồi nên khi đến đây lưu ý đừng ăn mặc hở hang quá. Mặc quần bikini lọt khe, hở nhiều đi lại chỗ công cộng thậm chí còn có thể bị police hỏi thăm, nghe nói là có thể bị phạt.
Có rất nhiều bãi biển họ còn cấm người bơi tắm mặc bikini, hở hang luôn nên nhớ lưu ý cẩn thận và tôn trọng văn hóa của họ. Thường sẽ có những bãi biển riêng cho phép mặc bikini. Đi tắm biển ở Maldives rất hay gặp các cô, chị mặc full combo ninja từ đầu đến chân xuống bơi trông khổ thật :3
Ngoài ra văn hóa đạo Hồi nhiều dịch vụ công cộng (phà), cửa hàng, quán ăn uống sẽ nghỉ hoặc mở cửa rất muộn vào ngày thứ 6. Thế nên nếu chuyến đi của ae có dính vào thứ 6 thì hãy lưu ý vụ di chuyển và thủ sẵn đồ ăn nhé. Thứ 6 tuy các phà công cộng đi các đảo ngừng hoạt động nhưng tàu cao tốc vẫn hoạt động bình thường nhé (chi tiết ở phần Di chuyển).
Người dân Maldives khá thân thiện, lịch sự, nhiệt tình và tốt bụng. Mua sắm mặc cả thì có mặc cả nhưng họ không nói thách quá và các dịch vụ cũng không hề chặt chém luôn. Ngay cả khi tôi chưa đổi được tiền phải đổi ở khách sạn thì rate đổi cũng ngang với ở bank luôn, thậm chí còn cao hơn bank ở sân bay.
Nếu ae là tín đồ của thịt lợn thì xin chia buồn là đi đảo nào cũng không đào ra nổi một miếng thịt lợn. Cũng may là còn có thịt bò đấy, chứ như Ấn Độ còn hiếm cả thịt bò luôn.
Nên đi Maldives mùa nào
Theo như tôi biết thì khoảng tháng 12 >> hết tháng 4. Mùa thấp điểm từ tháng 5 – tháng 11. Mùa thấp điểm có thể dễ gặp thời tiết xấu nhưng bù lại chi phí sẽ rẻ hơn.
Tiền tệ ở Maldives
Tiền Maldives chính gọi là Rufiyaa (MVR), nhưng đến đây mọi người có thể tiêu bằng USD bình thường, không lo tiêu bằng $ thì thiệt tỉ giá đâu. Người dân ở đây họ rất nice và fare cái khoản này. Nhưng theo tôi thì vẫn cứ nên đổi tiền MVR vì nhiều khi tiện cho người ta thối lại tiền lẻ và tip.
Kinh nghiệm của tôi là nên ra quầy Money Exchange trên đảo hoặc bank trên đảo để đổi tiền sẽ có rate tốt hơn ở bank ngoài sân bay. Bí quá thì thanh toán $ ở nhà hàng xong bảo nó trả lại tiền thừa bằng MYR cũng được.
Thời điểm tôi đi thì 1USD = 15.xx MVR tùy chỗ. Sân bay lấy tròn 15 MVR
Di chuyển ở Maldives
Maldives không cho thuê phương tiện di chuyển. Tại các hòn đảo nhỏ thì phương tiện chủ yếu là….hai cẳng và xe đạp. Xe máy thì chỉ có dân bản xứ mới được đi chứ họ không cho thuê.
Ở thủ đô Male thì di chuyển bằng 2 cẳng hoặc taxi. Taxi ở đây được cái là không chặt chém, ae có thể tự gọi taxi hoặc dung app taxi online: Avas Ride để đặt xe đi lại. Giá cả thì ở đây đi lại thường fix cố định luôn, VD: đi loanh quanh trong Male thì 25 MVR, từ Male <-> Hulumale là 75MVR, còn cứ từ đâu đến sân bay là 60MVR hết.
Còn di chuyển giữa các đảo với nhau thì có thể lựa chọn phà (chỉ dành cho đảo dân sinh). Phà có giá rất rẻ nhưng nếu đi thì đến quầy hỏi kĩ hơn về lịch, thời gian. Tôi chỉ đi phà 1 lần từ Male sang sân bay mất có 10 MYR (Nếu trả bằng 1$ thì họ không thối lại). Còn lại ra đảo Maafushi tôi đi bằng tàu cao tốc cho nhanh và tiện thời gian. Cứ tầm 1 tiếng là có 1 chuyến tàu cao tốc đi ra Maafushi và ngược lại, thời gian di chuyển là khoảng 30 phút nhưng giá hơi cao: 20$/người.
Phà thì rẻ nhiều (tôi ko hỏi giá) nhưng thời gian lênh đênh trên biển thì 1 tiếng rưỡi nên tôi khuyên ae đi tàu cao tốc cho lành và khỏe.
Còn đến các đảo tư nhân thì không có phà vì không phải phương tiện của chúa đảo thì không được vào đảo đâu. Nhớ liên hệ trước với resort để hỏi họ về điểm tàu đón (thường là sân bay), thời gian phải có mặt ở đó. Thường thì sẽ là tàu cao tốc hoặc thủy phi cơ.
Ẩm thực ở Maldives
Nhìn chung ẩm thực ở Maldives khá tệ, dân ở đây có gu ăn khá giống bên Ấn nên không phải người thích đồ Ấn thì sẽ ngán ẩm thực ở đây. Các bữa hàng ngày chắc sẽ loanh quanh đồ Âu, thi thoảng có quán Chinese food đổi vị thui à, chứ bình thường nhà tôi ăn pizza, spaghetti, gà phát ngán.
Những gói mì tôm, đồ ăn vặt ở VN sẽ cứu cánh ae trong những ngày chán ngán ẩm thực ở đây nên ae nhớ mang theo mà phòng thủ.
Các khách sạn, resort ở đây khi book có thể lựa chọn ăn uống tại khách sạn, resort luôn. Tiền ăn nằm trong giá phòng luôn. Nếu ở đảo dân sinh thì không nên đặt, ra ngoài ăn cho sướng, nhiều khi còn rẻ hơn. Ae đặt phòng có ăn sáng là được rồi. Còn ở resort thì do không có các quán ngoài nên ae đặt luôn All include luôn cho nhanh, nếu không đến đấy ăn uống là phải gọi Menu, mỗi bữa cũng 50~100$ chứ chẳng ít.
Hải sản: Là nỗi thất vọng nhất. Mang tiếng là quốc đảo mà hải sản không đa dạng tý nào chứ chưa nói đến chế biến. Quanh đi quẩn lại chỉ có tôm, mực, cá (tuna). Thi thoảng lắm thấy có quán có bạch tuộc thôi.
Những nơi nên trải nghiệm ở Maldives
Male:
Dành cho ai thích khám phá thủ đô nhỏ bé của quốc đảo. Ngoài việc lang thang các con phố, ngõ ở Male để xem cuộc sống nơi này thì có thể ghé thăm các chỗ này:
Cảng Male – Quảng trường – Nhà thờ hồi giáo: Mấy chỗ này ngay cạnh nhau và chẳng có gì đâu, đến ngắm nghĩa chụp ảnh chút là hết vị.
Chợ cá, chợ hoa quả: Đi bộ dọc lên trên tầm 5p đi bộ là đến ngay chợ cá, hoa quả ở đây, ae đến đây vào thăm chợ cá để xem ở đây bán nhiều con cá to như nào và cách người ta chế biến cá tại chỗ chuyên nghiệp ra sao.
Thủ đô của Maldives và sân bay quốc tế là 2 hòn đảo bé bé xinh xinh (Male và Hulumale) được nối với nhau bằng 1 cây cầu vượt biển (cách đây 2 năm muốn sang Male phải đi phà hoặc tàu cao tốc).
Đi Maldives có thể dành khoảng nửa ngày hoặc 1 ngày để khám phá Male. Hòn đảo bé xíu Male có diện tích khoảng 2km vuông, đi bộ tý là hết chỗ ăn chơi ở Male à.
Tôi dành 1 ngày ở Male và Hulumale – Hulumale là hòn đảo nhân tạo, có thể coi là khu quy hoạch, thành phố mới của thủ đô nên bên này chưa có nhiều chỗ ăn chơi, chủ yếu là các ngôi nhà đang xây dựng.
Đảo tư nhân/Resort:
Mỗi hòn đảo lại có vẻ đẹp khác nhau nhưng nhìn chung thì ở các hòn đảo này chủ yếu là chill, lặn snorkeling quanh đảo, đi vòng vòng chụp ảnh, checkin thôi. Còn các trò chơi, tour trên đảo này thì tôi khuyên là không nên chơi vì đắt gấp 2-3 lần bình thường. Nên chơi ở các đảo dân sinh.
Các resort – các đảo này có giá rất đắt đỏ. Mùa cao điểm có thể lên đến ~1000$/đêm bao gồm thuế phí. Đặc biệt là nếu ae ở resort nào thì sẽ chỉ có thể đến resort đó bằng dịch vụ đưa đón của họ với phí đưa đón tính riêng tùy resort, nhưng rẻ nhất cũng ~120$/người khứ hồi. Với những resort ở xa thì không có tàu cao tốc mà phải đi bằng thủy phi cơ (thấp nhất từ 350$/người khứ hồi). Đa số nhiều resort đẹp và đắt thì nó sẽ ở xa. Lúc ae đặt phòng nhớ tìm hiểu kỹ về vị trí resort mình muốn ở, cách đến đó bằng tàu cao tốc hay máy bay, giá để chắc chắn không bị choáng ngợp và lơ ngơ cách đến. Các thông tin này sẽ được ghi nho nhỏ ở phần note ở các trang web booking, ae ráng mà tìm kỹ.
Ở Resort tôi ở có điểm lặn độc đáo (không biết các resort khác có không) có là có RẤT NHIỀU CÁ MẬP! Vâng ae không nghe lầm đâu! CÁ MẬP gần bờ luôn. Snorkeling ra đoạn cầu cảng tầm chiều chiều là thấy chục chú cá mập vị thành niên bơi ở đấy luôn à. Nhưng mà đừng lo, vì bơi cạnh cá mập bọn nó không cắn đâu, không hề nguy hiểm. Chỉ cần đừng cố chạm vào chúng hay cho bọn nó ăn là được. Với cả chắc resort thường cho chúng ăn tầm 5:30 chiều nên cứ chiều đến là bọn cá mập đổ về đây đông lắm, tậm này cũng là tầm bọn nó đói nên từ 5h là không bơi lảng vảng khu này nữa thôi, còn trước đó thì vô tư. Mấy anh làm đây bảo là bơi chỗ này không sợ cá mập, chỉ sợ mấy con cá hổ nó cắn thôi nên thấy cá hổ thì né bọn nó ra.
Bơi cùng cá mập: Đúng thế! Thích cực, cảm giác kiểu mạo hiểm :v Không biết những resort nào có, resort của tôi thì tầm chiều ra đoạn gần cầu gỗ ra villa (hỏi nhân viên chỉ cho) lặn sẽ thấy siêu nhiều cá mập xung quanh. Nhưng lưu ý là tầm chiều mới thấy nhiều và tầm 4 rưỡi là té nhé. Vì tầm 5h chiều bọn cá mập rất đói và là giờ được nhân viên resort cho ăn nên sẽ không an toàn nếu bơi ở khu vực đó tầm này.
Đảo dân sinh – Maafushi:
Nếu ít và ngân sách vừa phải thì đây là lựa chọn số 1. Hầu như đảo dân sinh là điểm đến mà đại đa số người đến Maldives lựa chọn ở lâu nhất vì mọi thứ đều rẻ hơn đảo tư nhân. Chỉ có ai giàu, nhiều tiền mới ở resort và ăn chơi ở đó thui. Hòn đảo dân sinh nổi tiếng nhất, nhiều khách du lịch lựa chọn nhất và là hòn đảo tôi nói ở bài này là Maafushi. Ngoài ra còn nhiều đảo khác nhưng nhìn chung là đều na ná nhau hết. Đảo Maafushi cũng be bé thôi mà lại gần Male nên có thể đó là lý do mọi người lựa chọn ở đây nhiều.
Ngay trên đảo Maafushi cũng có khá nhiều địa điểm ăn chơi, điểm tập trung chính khách du lịch thì người ta vẫn đổ về bãi Bikini Beach – bãi biển đẹp nhất và cũng là nơi duy nhất ở đảo Maafushi cho phép chị em diện Bikini, còn các bãi khác chúng ta không cần quan tâm vì chẳng đẹp mà lại cấm bikini, lớ ngớ công an lợi mời vào đồn uống nước ấy. Hòn đảo Maafushi bé tý, cả chiều dài chắc ~1km, đi bộ tầm 30p là hết 1 vòng đảo luôn. Đảo Maafushi mạn gần Bikini beach sẽ tập trung nhiều khách sạn, ăn chơi, ăn uống nhất. Còn đầu ngược lại đảo thì heo hút hơn chả có gì chơi ngoài 1 khu xử lý rác thải và nhà tù Maafushi nếu ae thích qua ngắm.
Cạnh bãi Bikini (phía đối diện đảo) có 1 bãi biển cũng khá đẹp. Nhưng người ta thường ra bãi này để chơi trò lướt song bằng dù kéo – hay còn gọi là Kite Surf. Còn hầu hết ăn chơi bên bãi Bikini Beach hết, rất nhiều Watersport cho ae chơi: Lướt ván kéo, chèo thuyền kayak, SUP, dù kéo – trò này 50$/người rất hay, ngồi đu trên chiếc dù tầm 15p ở độ cao cỡ 50~60m ngắm nhìn toàn đảo từ trên cao luôn cực đẹp và thích.
Bãi Bikini thì đẹp thôi rồi, ngoài tắm thì có thể snorkeling ở đây, chiều chiều ngồi bãi này ngắm mặt trời lặn cũng đẹp và khoảng 4~6h chiều snorkeling ở đây rất hay gặp Stingrey (1 loại cá họ cá đuối) và Baby Shark. Yên tâm là Cá mập là loại ăn thịt nhưng bọn cá mập con thì hoàn toàn an toàn luôn nhé, mấy con cá mập ở đây thì ít hơn resort tôi nói ở trên và bé hơn nhiều.
Tham gia các tour hàng ngày:
Ở đảo Maafushi hay các đảo khác đều có những dịch vụ tour khám phá mỗi ngày. Hiểu đơn giản là các tour sẽ đưa mình đi đến 1 số điểm đẹp ở quanh đó để bơi lặn, chụp ảnh. Đây chính là highlight nhất định phải thử ở Maldives – ở đây là Maafushi.
Về cơ bản thì ở Maafushi có các tour như sau: Fullday tour (giá ~50$) Half-day tour (25-35$ tùy tour), có khoảng 2,3 cái tour half day gì đó, tour cả ngày đi ngắm cá mập voi (WhaleShark) – 100$.
Thực tế thì mỗi khách sạn nó sẽ offer chi tiết các điểm đến ở các tour khác nhau. Nhưng nhìn chung là na ná nhau thôi. Vậy thì nhiều tour như vậy thì nên đi cái nào? Phân bổ thời gian ra sao?
Theo gợi ý của tôi thì ae nên dành 2 ngày đi tour: 1 tour full day và 1 half day. Cái half day thì chọn xem cái nào hấp dẫn với mình thì đi vì thường các tour halfday khác chỉ khác nhau 1,2 điểm thôi. Thậm chí tour nào cũng có 2 chỗ: Sandbank và ngắm cá heo. Riêng quả ngắm cá heo thì hên xui vì không phải lúc nào cũng gặp, bọn cá heo di chuyển liên tục mà.
Về tour thì tôi không book ở khách sạn mà book của Shadow Palm gần Bikini Beach – Bên này làm ăn cực kì chuyên nghiệp luôn mà giá như vậy à.
Nếu có thời gian thì có thể đi thêm tour Whaleshark để ngắm, bơi cùng cá mập voi khổng lồ. Tôi thì bơi cùng bọn này ở Cebu chán rồi nên không đi.
Giờ sẽ vào chi tiết các tour này. Các tour đều bao gồm hết chi phí tàu cao tốc, hướng dẫn viên đi kèm, đồ ăn trưa, dịch vụ chụp ảnh, quay video dưới nước. Nếu muốn chụp, quay bằng drone thì plus them 20$/người nữa. Đặc biệt là thiết bị ở đây các anh toàn dùng loại xin nhất luôn nên yên tâm chất lượng cực đẹp. Cách tổ chức tour, dịch vụ của họ phải nói là SIÊU TỐT.
Và lưu ý là bên này họ tổ chức rất chuyên nghiệp và đúng giờ, 1 tàu chỉ nhận đủ người chứ không nhồi nhét nên cần phải đặt tour ở quầy từ tối hôm trước nếu không muốn lỡ tour ngày hôm sau. Và nhớ đến đúng giờ hẹn không là toang luôn đó nha.
Ngày đầu tiên tôi đi Half-day tour, thuyền xuất phát lúc 10:30 sáng (tầm 2h chiều về đến cảng Maafushi) đưa đến các điểm:
– Snorkeling ở Palm Reef + Turtle Reef: Chỗ này lặn thì chỉ có san hô và cá thôi. Tôi không ấn tượng lắm vì cá và san hô ở đây không đẹp bằng bên Phil. Thi thoảng có thể gặp một chú rùa biển (đồi mồi) bé bé xinh xinh ở đâu.
– Nemo Point: Điểm này thì đông hơn, nhiều cá hơn. Đặc biệt là có thể gặp rất nhiều chú cá Nemo trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Đi tìm Nemo. Ảnh bọn này tôi hông chụp, mọi người hóng trong video nhé.
– Dolphin point: Tiếp tục là đến điểm cá heo. Nhà tôi may mắn đến gặp rất rất nhiều cá heo luôn. Chúng bơi từng đàn từng đàn xung quanh thuyền, nhảy nhót tung biển luôn. Điểm này mọi người sẽ được xuống bơi cùng cá heo, nhưng tôi khuyên là ngồi trên thuyền nhìn sẽ thích hơn vì lặn rất khó gặp cá heo đoạn này do nước sâu, đục nên khó nhìn đã đành, có gặp thì mấy chú cá heo cũng bơi rất nhanh rất khó tiếp cận gần. Tôi bơi 1 hồi chán, toàn thấy bóng cá heo nên trèo lên thuyền nhìn phê hơn.
Lưu ý ở các điểm lặn luôn luôn nghe theo hướng dẫn của tour guide để đảm bảo an toàn và những lưu ý bảo vệ hệ sinh thái biển.
– Điểm cuối cùng trong tour này là Sandbank: Sandbank là những hòn đảo cát nhỏ nhỏ nhô lên ở giữa biển rất đẹp – đặc sản của Maldives. Maldives cũng có rất nhiều sandbank đẹp, tùy tour tùy tàu tổ chức sẽ đưa ae đến với những sandbank khác nhau, ăn trưa nghỉ ngơi đến 2h là nhỏ neo đi về Maafushi.
Điểm cuối cũng là điểm dừng chân nghỉ ăn trưa trên đảo cát ngồi chill lắm nhé. Ae lưu ý nhớ thu gọn rác, không vứt bừa bãi trên đảo để giữ gìn vệ sinh và hình ảnh người Việt văn minh nhé.
Ngày 2, tôi đi Fullday tour, thuyền bắt đầu đi từ 8:30 đưa đến các điểm (tầm 4h chiều về):
– Nurse Shark: Bơi cùng 1 loài cá mập lành, không ăn thịt. Ae đừng nghe đến Cá mập mà hoảng. Cá mập bình thường bơi cùng đã không sao rồi, Nurse Shark còn lành hơn. Ae search google nhìn cái mồm nó là biết hiền à. Thực tế thì chỉ sợ cá mập trắng, cá mập hổ thôi ae, còn lại bơi cạnh bình thường à. Ở Mỹ còn có những tour bơi cùng cá mập trắng luôn cơ, họ sẽ dạy mình cách phòng vệ nếu bọn nó tiến tới luôn. Trong trường hợp bơi cùng bất kì cá mập nào, nếu thấy nó đang tiến thẳng về phía mình thì đừng bao giờ quay lưng bỏ chạy, cách xử lý ở đây là ngả người ra bơi ngửa, chân vịt hướng về phía mặt cá mập là nó bỏ đi.
Quay trở lại với Nurse shark, thuyền sẽ dừng ở giữa biển sau đó thả thức ăn xuống và sẽ có tầm 20-30 chú cá mập bơi đến ăn, chúng ta sẽ nhảy xuống bơi lặn cùng tha hồ chụp ảnh với bọn nó.
– Sau Nurse Shark, thuyền sẽ đưa anh em đến 1 hòn đảo Sandbank. Sandbank này là nơi tôi thấy đẹp nhất trong chuyến đi này luôn. Chơi bời, chụp ảnh ở Sandbank xong thì ăn trưa tại đây luôn. Bơi ở đây cũng cực phê, nhưng ae lưu ý là nước sâu nhé.
Mọi người xem ảnh Sandbank đẹp nhất hành tinh:
– Sau khi nghỉ ngơi ở Sandbank xong thuyền sẽ đưa ae về 1 hòn đảo dân sinh cạnh đó, đảo Fulihoo – biển ở đảo này thì đẹp vô cùng (nhưng cấm tắm). Lên đảo này xong tour guide sẽ dẫn ae đi bộ 1 vòng quanh đảo rồi đi thôi, tôi không đi mà ở lại cảng chụp ảnh (đây là chỗ đẹp nhất).
– Điểm tiếp theo trên đường về là Manta Point – là điểm mà ae sẽ được gặp, bơi với mấy chú cá đuối to vcc ra. Hôm tôi đến thì gặp có 3 con thôi mà nước sâu, chúng nó bơi nhanh nên không gặp được lâu lắm. Với ngày xưa bơi cùng Manta ở Bali rồi nên cũng không hào hứng lắm.
– Điểm cuối cùng ngay cạnh Manta point chính là Dolphin point hôm qua tôi đi, nhưng hôm nay chỉ gặp đúng 1 đàn cá heo thôi và chả ai xuống bơi cả. Tôi ở trên thuyền bay flycam nhìn cá heo từ cao.
Nói chung là chỉ có 1 đàn cá heo nên chắc chỉ loanh quanh dừng tầm 15p là nhỏ neo đi về Maafushi à. Về đến nơi là 4h 4r luôn á.
Sở dĩ full day tour đắt hơn là vì các địa điểm ở tour này xa hơn thôi.
Night Fishing: Hầu như đây là trải nghiệm mà hầu hết đi biển nào cũng có, nhưng cứ thử câu cá đêm ở Maldives xem sao. Thời gian bắt đầu từ 5h chiều tàu sẽ đưa mình ra ngoài khơi xa xa Maafushi (khoảng 15p đi tàu) và dừng ở đó. Mỗi người được phát cho 1 “cuộn cước câu cá” và 1 đống mồi và hướng dẫn cách câu. Mấy anh trên thuyền bảo chỗ này sâu độ 30m và tôi câu cả buổi chả được con nào, bạn vợ câu được 3 con cá: 2 nhỏ 1 vừa :v 3 chú cá này lúc về sẽ được trả lại mang về đưa cho nhân viên khách sạn nướng ăn tối – do tui đặt tour ở khách sạn nên họ mới nướng cho ăn tối thôi còn chỗ khác hem biết.
Cảm nhận thành quả là 1 bữa tối 3 chú cá thịt cực ngon do bạn vợ câu được 😀 Lúc về gặp 1 bác tây ở tàu khác câu được 1 con cá siêu to khổng lồ mà quên không chụp ảnh.
Bikini Beach: Là bãi tắm duy nhất ở Maafushi mà chị em được phép mặc bikini. Đây cũng là bãi tắm đẹp nhất trên đảo, cát trắng mịn như bột. Biển ở đây rất nông nên không biết bơi cũng thoải mái. Đi ra xa cả trăm mét mà nước vẫn đến thắt lưng. (Nhưng coi chừng đừng đi xa quá, đoạn nước màu đậm chính là đoạn siêu sâu, coi chừng không biết bơi hụt chân nha.
Ngoài ra chỗ này snorkeling có thể thấy dăm ba con cá nhỏ và mấy con cá thuộc họ cá đuôi tôi không biết tên. Tầm chiều chiều nếu hên có thể gặp cá mập con ở đây.
Bikini Beach cũng là nơi có rất nhiều trò chơi ở đây mà tôi không nhớ hết tên. Đại loại gọi là Watersport: Cano kéo dù, lướt sóng bằng dù kéo, chèo SUP, kayak, Jetski,… Đa số các trò đều khá đắt nhưng rất nhiều, tôi chỉ đi mỗi cano kéo dù thôi (50$/người/15p T.T).
Đi vòng vòng đảo Maafushi: Đảo Maafushi bé xíu, đi bộ tầm 1 tiếng là khám phá được mọi ngóc ngách trên đảo luôn. Ở phía cuối đảo (tính đoạn Bikini beach là đầu đảo) anh em có thể khám phá ra một bãi xử lý rác và 1 nhà tù Maafushi :v.
SkyDiving: Đây là trải nghiệm cool nhất mà tôi định thử (giá cũng đắt lắm luôn). Nhưng cuối cùng phải bỏ ngỏ vì để đến đây phải bắt 1 chuyến bay nội địa đi xuống 1 hòn đảo khá xa phía Nam, nếu như có thể ở thêm tầm 2 ngày thì tôi sẽ thử đấy 🙁 Tiếc thật vì Skydiving là một trong những Bucket List của tôi và nhảy dù ở Maldives thì còn gì đẹp hơn.
Đến Maldives ở đâu??
Như tôi đã nói, kiểu gì cũng nên ở Maafushi để trải nghiệm cuộc sống dân sinh và chi phí rẻ nhưng nếu có điều kiện cũng nên ở resort để tận hưởng sự sang chảnh, cảm giác cực đặc biệt trên một căn villa ngoài biển. Tôi sẽ recommend vài chỗ ở tôi ở cho anh em tham khảo:
MALE: Ở đâu cũng được, Male phòng đắt hơn nhưng gần trung tâm tiện hơn. Hulumale vắng vẻ hơn nhưng phòng rẻ hơn, đi chơi vẫn mất tiền taxi vào Male thôi. Anh em có thể tự tìm khách sạn ở Male ở phía dưới, tôi không có recommend gì khu này.
Maafushi: Khi đặt phòng nhớ xem vị trí khách sạn nhé. Nên đặt phòng quanh Bikini beach sẽ tiện ăn uống đi chơi hơn. Ở mạn cuối đảo vừa buồn lại cạnh nhà máy xử lý rác không tốt cho sức khỏe. Tôi recommend khách sạn WhiteShell Island Hotel & Spa ở gần trung tâm giá phòng cũng hợp lý so với xung quanh. Phòng ốc rộng rãi, sạch sẽ, sang trọng, có ban công thông thoáng. (khoảng 65$/đêm cả thuế phí)
Hoặc nếu thích sát biển thì có thể đặt ở Kaani Grand Seaview – 1 bước chân bước xuống sảnh là đến Bikini Beach luôn. Phòng ở đây thì cũng đẹp, rộng, ban công view đẹp. Mỗi tội đắt và đông người đặt thôi (giá cỡ gấp đôi WhiteShell thui à).
Resort: Nếu ở resort thì tìm xem resort nào để ở là khó nhất vì phải để ý xem giá + thuế phí cuối cùng là bao nhiêu. Nhiều chỗ giá có vẻ ổn mà thuế, phí cộng và gấp đôi thì cũng thế :v Chưa kể nhiều chỗ ở xa tàu cao tốc giá rất đắt, thậm chí là phải di chuyển bằng thủy phi cơ, máy bay.
Thực tế thì ở phía Nam Maldives có rất nhiều resort đẹp và sang cực luôn, thậm chí có nhiều chỗ giá còn rẻ hơn mặt bằng chung kha khá luôn. Chỉ có duy nhất là phải đi bằng thủy phi cơ mỗi người 350~450$/khứ hồi lận. Nhưng nếu có tiền thì tội gì không thử phải không?
Chắc phải đến 80~90% các trang web đặt phòng trực tuyến ở resort đầu yêu cầu thanh toán trước và với số tiền không nhỏ thì nếu anh em ngại thì tôi có tìm được trang Expedia có cho đặt và thanh toán ở khách sạn – miễn phí hủy phòng và giá không bị đắt.
Resort tôi ở ae tham khảo: Adaaran Prestige Vadoo.
Lý do tôi chọn Resort này vì thấy nó rất đẹp – giá cả không đắt so với các resort khác – Đảo gần Male nên di chuyển bằng tàu cao tốc chắc rẻ nhất trong các resort (130$/người/2 chiều)
Tôi thích Resort này bởi sự CỰC KÌ chuyên nghiệp và thân thiện của nhân viên.
Khi đến nơi họ sẽ có 1 team đứng chào đón bạn, mời bạn uống 1 quả dừa kèm 1 cái khăn lạnh lau mặt. Sau đó đưa bạn đến một nhà hàng để giới thiệu quản gia riêng của bạn, anh quản gia đó sẽ đưa mình đi giới thiệu 1 vòng quanh đảo, hướng dẫn mọi thứ, chỗ chơi trên đảo, nếu quá trình ở có vấn đề gì cứ gọi cho anh ấy theo số hotline riêng. Dịch vụ phải nói đáng tiền và trên cả tuyệt vời.
Phòng ốc thì khỏi nói: Không những đẹp từ trong ra ngoài view mà mọi thứ đều cực kì XỊN!!!!
Khi đặt phòng hãy cân nhắc xem ăn uống ở đây nhé, có loại phòng đặt kèm ăn uống full ngày hoặc nửa ngày hoặc all include (bao gồm tất cả, đến thích ăn, uống rượu ở bar gì thì uống). Nhưng thực tế thì ăn uống kiểu này khá bị hạn chế và thường những thứ ngon hơn sẽ không có trong menu đâu ạ, mà gọi ngoài thì đắt cỡ gấp 2-3 lần bình thường :v
Nhưng đồ ăn free cũng chất lượng lắm luôn:
Phần resort thì anh em tự tìm trên Expedia.com nhé, nếu không ngại thanh toán trước có thể tìm qua Booking.com tại đây:
Booking.com
Lưu ý là giá trên các trang booking phải đọc kĩ vì có thể chưa kèm thuế, phí dịch vụ. Nhiều chỗ thuế phí dịch vụ rất cao nên phải kiểm tra kĩ giá cuối cùng trước khi đặt.
Và cuối cùng là phần chi phí: Chi phí thực tế chuyến đi của tôi, nếu ai định đi cần tham khảo thì liên hệ tôi chia sẻ nhé. Tôi không public vì thi thoảng có mấy đứa bạn lại vào xỏ xiên kiểu “giàu” các kiểu nên tôi ko thích. Còn nếu anh em có ngân sách tầm 25m là đủ đi được tầm 5 ngày rồi nhé. Nếu có điều kiện ở resort 1 đêm thì trang bị thêm ngân sách tầm 35~40m là thoải mái.
Lướt trên Youtube xem nhiều video chỉnh màu của bác rồi.
Nay lướt Tinhte mới nhớ ra web của bác 😂
À tiện e hỏi có thể đăng lại bài của bác trên https://www.doligo.net/ được không ạ.
Hiện Doligo đang top 1 nhiều từ khoá liên quan đến “travel blogger” ở Google VN ạ.
Author
Ok bác ơi, bác ghi nguồn dẫn về em xin cái backlink nhé 🙂
Ố kề, em sẽ gửi link cho bác xem khi đăng bài
Hi anh,
Anh có thể cho em xin lịch trình chuyến đi với giá phí cụ thể của chuyến đi được không ạ? Em đang có dự định hết dịch sẽ đi nên đang đi tham khảo lịch trình và giá cụ thể ạ. Em cảm ơn nhiều ạ.
Author
chi phí thì tùy. Anh nghĩ 20-25m/người là thoải mái đi được rồi em ạ
can you tell me where exactly is the Sandbank ?
Author
I don’t know, so many sandbank in Maldives, every tour will take you to different sandbank