Du lịch Mumbai: Nơi Triệu phú ổ chuột ra đời và kinh đô điện ảnh Bollywood

Đào lại chuyến đi cách đây 3 năm đến Mumbai Ấn Độ. Đây là chuyến đi công tác của Đức đến Ấn Độ 5/2019.
Mumbai là thành phố lớn nhất và đông dân nhất Ấn Độ – đây là trung tâm tài chính đầu não của Ấn cũng như cái nôi của nền điện ảnh Bollywood nổi tiếng.
Ngoài ra nếu chưa đọc các bài khác về Ấn Độ thì bạn cũng có thể đọc thêm TẠI ĐÂY

Mumbai là ở đâu?

Mumbai là thành phố lớn, trung tâm hành chính lớn ở phía Tây Nam Ấn Độ – Mumbai khá phát triển và nó có thể coi là thủ đô thứ 2 của Ấn Độ.
Nếu Mỹ có kinh đô điện ảnh Hollywood thì Ấn Độ có kinh đô điện ảnh Bollywood, và đến Bollywood thì hãy đến Mumbai.

Mumbai có gì hấp dẫn?

Nói thật là chuyến đi của tôi là công tác tiện thì khám phá thôi, nhưng trước khi đi tôi đã tìm hiểu khá kĩ về Mumbai cũng như Ấn Độ và chốt ra 1 điều là Mumbai chẳng có gì hấp dẫn cả, tuy là cái nôi của Bollyhood đấy, nhưng thực tế khi đến tôi càng chán vì Mumbai thực sự….chán. Chán từ văn hóa, con người, cho đến cảnh vật, chẳng có gì đáng để khám phá du lịch ở đây. Nếu bạn có điều kiện muốn đi cho biết thì đi thôi T.T

Tuy là thành phố phát triển, hiện đại của Ấn Độ đấy nhưng tôi thấy dân trí vẫn rất thấp và phân hóa giàu nghèo khá cao. Nói chung là nếu không phải vì đi công tác thì chắc tôi sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến mình sẽ ưu tiên đi Ấn Độ thời điểm này, đặc biệt Mumbai càng không :))

Video về Mumbai của tôi

Video của tôi trong chuyến đi vừa rồi:

Xem video Kí ức về Mumbai:

Video khám phá Bắc Ấn Độ:

Cách đến Mumbai

Từ HN hay HCM bắt máy bay đến Kuala Lumpur sau đó nối chuyến đi Mumbai, giá vé đến Kuala Lumpur thì khá rẻ,săn được chứ sang Mumbai thì tôi thấy không rẻ cho lắm.
Tôi đi là hãng hàng không Madillon Air hay còn được biết đến với các tên khác (hoặc là cùng công ty): Lion Air, Batik Air.
Hãng này sử dụng máy bay Boing 737 đang bị thế giới tẩy chay vì độ an toàn và từ 2018 đến nay có khoảng 3~4 vụ tai nạn nghiêm trọng trên thế giới với loại máy bay này rồi. Riêng với hãng tôi còn nhớ có vụ rơi máy bay ở Indo ấy T.T

Đi lại ở Mumbai

Đi từ sân bay về trung tâm Mumbai có thể đi bằng Ola hoặc Uber. Sau khi ra sảnh thì đi lên đoạn hầm gửi xe P7 để bắt Uber hoặc Ola, lưu ý nhìn biển chỉ dẫn điểm nào Uber hay điểm nào bắt Ola nhé, Uber sẽ không vào bãi Ola đón bạn đâu.
Đặc biệt là lái xe Uber họ khá kiên nhẫn chờ bạn khi đến mà không hề giục giã……vì chờ càng lâu bạn càng bị tính thêm phí chờ đợi =))))

Ở Mumbai giao thông khá điên, bên cạnh tắc đường thì các tài xế đi cũng khá là bố láo, còi xe ầm ĩ nghe phát mệt.
Ấn Độ họ lái xe bên trái nên chắc sẽ không an toàn để thuê xe tự lái. Thế nên tốt nhất là đi bằng phương tiện công cộng hoặc taxi thôi.
Phương tiện công cộng thì có tàu metro di chuyển cũng khá tiện và SIÊU RẺ nhưng nếu đi vào giờ tan tầm thì tôi nghĩ nên tránh bởi rất đông.

Taxi theo tôi không phải là lựa chọn hàng đầu ở Mumbai, nếu có phải đi thì cũng lưu ý nói với tài xế là bật công tơ mét lên và đi theo đó, nhớ để ý google map để đỡ bị đưa đi lòng vòng câu tiền.
Phương tiện tiện nhất theo tôi là Uber nhưng hơi đắt hơn các phương tiện công cộng xíu thôi =)))
Một anh bạn của tôi cảnh báo rằng nhiều tài rất xấu tính, họ đón mình xong lên xe rồi tự hủy chuyến sau đó vòi tiền mặc cả bằng mồm luôn, nhưng tôi đi cực nhiều và chưa gặp phát nào cả nên cũng yên tâm.
Rickshaws: Như kiểu xe tuktuk, mặc cả bằng mồm trước khi đi.

Bus: Tôi chưa có dịp thử.

Khám phá các địa điểm ăn chơi nổi tiếng ở Mumbai

Bollyhood: Điều tôi mong chờ, tò mò nhất khi đến Mumbai là họ có khu vực riêng để đến thăm không nhỉ? Kiểu thăm quan phim trường, đại lộ danh vọng chẳng hạn….nhưng sẽ hơi thất vọng vì câu trả lời là KHÔNG. Mặc dù có những tour đi thăm phim trường đó, nhưng tôi không thấy có gì ấn tượng lắm.
Gateway of India: Hay còn gọi Việt hóa là Khải Hoàn Môn Ấn Độ :)). Nhìn kiến trúc cũng khá giống cổng ở Paris. Gateway of India đẹp nhất là đến úc mặt trời mọc. Sáng sớm là lúc không khí trong lành nhất, mát vẻ, vắng người, mặt trời lên nắng vàng chiếu vào cổng cực kì đẹp. Ngoài ra thì sáng người ta cho chim bồ câu ăn nhìn thích lắm, đông nghịt…

Gateway of India là biểu tượng của Mumbai, là điểm đến không thể bỏ qua. Tôi là tôi thích chỗ này nhất vì gần biển mát, không khí trong lành.
Taj Mahal Palace: Khách sạn nổi tiếng ngay cạnh Gateway of India: Kiến trúc từ thời Anh, đẹp lắm. Khách sạn 5 sao luôn, rất nổi tiếng là điểm đến thăm ở Mumbai, ngoài ra nó cũng nổi tiếng vì từng bị tấn công khủng bố, năm nay 2019 có phim về vụ khủng bố đó đấy.

Đền thờ Hồi giáo Haji Ali Dargah: Đây là ngôi đền thờ nằm ở giữa biển Mumbai, được nối bằng một con đường nhỏ, khi nào thủy triều dâng lên là hết đường ra luôn =)))). Ngôi đền độc đáo ở vị trí, chứ vào trong thì hơi lộn xộn không thực sự đẹp lắm, nhưng vì vị trí đắc địa nên không thể bỏ qua được.

Bên trong đền khá bừa bộn

Ga tàu Chhatrapati Shivaji Terminus: Thiết kế như một nhà thờ cũ từ thời Anh, kiến trúc rất đẹp. Là một trong những nhà ga lớn nhất Mumbai. CST cũng là một biểu tượng của Mumbai, nói chung quanh khu này toàn nhà cổ kính kiểu Anh đẹp lắm. Tôi cũng có một kỉ niệm đặc biệt ở đây khi “bị mời vào đồn uống nước chè” và “súyt bị đánh sml vì đột nhập quay phim ở phố đèn đỏ” cạnh đó =))))

Kiến trúc bên trong ga tàu

Rajabai Clock Tower: Tháp đồng hồ không xa ga CST, nhưng tháp nằm trong cảng và cấm vào nên chỉ có thể nhìn từ bên ngoài. Vì thế tôi đến cũng về luôn, nhìn tý chẳng buồn chụp ảnh.

Phố Colaba Causeway: Đại loại là con phố chuyên mua sắm, shopping linh tinh. Tôi đến vào lúc sáng nên vắng vẻ chưa ai mở hàng. Bên này bắt đầu làm việc bán hàng muộn lắm, toàn tầm 10h sáng cơ.

Chor Bazaar chợ trời: Ngắn gọn thôi vì tôi có 1 bài viết riêng về khu chợ này ở đây cho ai muốn đọc: Nếu bạn từng nghe đến chợ trời ở phố Huế thì Chor Bazaar là một phiên bản của Ấn Độ, người ta nói rằng “Mất cái gì ở Mumbai thì cứ ra chợ trời Chor Bazaar là sẽ tìm thấy” 😀
Ngoài bán đồ ăn cắp thì Chor Bazaar cũng là chợ khá thú vị và nổi tiếng ở Mumbai, đọc ở đây nhé mọi người.

Chợ Bhendi Bazaar: Sát với Chor Bazaar, chia thành các con phố mỗi khu bán 1 mặt hàng. Nói chung là tôi ko thấy ấn tượng lắm
Đường MS Ali – streetfood: Khu phố ẩm thực đường phố của Mumbai, đến đây để trải nghiệm thiên đường ẩm thực của Mumbai và ẩm thực Ấn Độ. Thực ra google thì nhiều blog nói là Mohd Ali cơ, nhưng tôi đi thì thấy Mohd Ali rất dài và gần như chả có gì cả, chắc vì tên na ná nhau nên họ nhầm (nhiều khi còn chưa đi nhưng cứ viết ấy T.T).
Bãi biển Juhu: Mumbai là thành phố biển nhưng biển ở Mumbai lại không đẹp. Juhu có lẽ là bãi biển “đẹp” nhất ở Ấn Độ rồi với bãi cát dài và….đen. Nước biển thì đục ngầu…..
Nhưng đây cũng là điểm đến tập trung rất đông người cuối ngày, người ta đến đây ngắm hoàng hôn và ăn uống rất đông.

Khám phá ẩm thực ở Mumbai

Ẩm thực Mumbai cũng như phần lớn Ấn Độ đều sẽ là đặc trưng các món cari và thịt phổ biến là thịt gà vì người Ấn họ phần lớn theo đạo Hindu vào Hồi Giáo nên họ không ăn thịt lợn hay thịt bò.
Hãy chuẩn bị tinh thần cho ẩm thực Ấn Độ nhé.
Là một người thích khám phá nhưng tôi cũng hơi ngán ẩm thực Ấn vì ko hợp khẩu vị. Lên phía Bắc ăn uống thấy dễ ăn hơn, mạn Mumbai vị mặn khó ăn hơn.

Dưới đây là một vài món cho ai thích tìm hiểu vọc vạch khám phá:

Một món về Cari đối tác mời mà tôi ko nhớ tên ăn kèm với bánh nan bên dưới. Chỉ nhớ là món này cay vãi!~~

Món này tên là Vada Pav – ở Kashinath Dhuru, Dada, Mumbai (gần trường đại học Kriti). Đây giống như 1 dạng burger nhưng ăn rất cay. Nhân mình nghĩ là thịt gà xé chiên lên.


Xin mời thưởng thức Bombay Duck Fry – 301 Miranda Chawl, đường Kellar, Dadar West – không hiểu vịt kiểu gì ăn toàn xương dăm 🙁

Ở đâu khi du lịch Mumbai?

Trên booking không khó để tìm phòng nghỉ ở Mumbai, tùy theo tiêu chí của bạn là gì mà chọn phòng tương ứng. Tôi chỉ góp ý là nên ở khu trung tâm để đi chơi cho tiện thôi nha.
Còn tìm phòng thì có thể tìm và đặt qua booking.com ngay dưới đây luôn để ủng hộ tôi cốc cafe nhé: (Bản đồ hiển thị các khách sạn và giá luôn, ae thích đâu thì bấm vào để xem)

Booking.com


Nên lưu ý là Mumbai không phải là thành phố du lịch nên khách sạn của họ dịch vụ không quá tốt đâu, nếu muốn tốt và chuyên nghiệp thì phải ở các khách sạn đắt tiền, nhìn chung còn lại là không được sạch sẽ thơm tho cho lắm.

Tôi cũng khuyến cáo là nên ở khách sạn cỡ 3 sao trở lên, mấy khách sạn rẻ tiền thì thôi bỏ qua luôn, khu du lịch rẻ có thể còn sạch và dịch vụ tốt nhưng ở Mumbai thì không. Và quan trọng nhất là hãy đọc review đánh giá sao của khách sạn mình thích, trên 7.5 là chấp nhận được, nhưng dưới thì phải đọc review xem vì sao người ta chê nhé.


Ngân sách khi du lịch Ấn Độ, du lịch Mumbai

Mumbai nói chung và Ấn Độ nói riêng nhìn chung chi phí không quá đắt đỏ, đồ ăn đường phố thì rất rẻ, nếu sợ đau bụng thì vào nhà hàng thì mặn hơn 1 chút nhưng vẫn cứ là ok.

Đi lại nếu đi bằng tàu metro thì rẻ khỏi bàn, mấy mấy ngàn đồng 1 chuyến ý, còn đi uber thì sẽ đắt hơn thường khoảng 80 – 150rs 1 chuyến, xa hơn thì đắt hơn.
Chủ yếu là chi phí ăn uống, nếu ăn bình dân, vỉa hè thì cứ trung bình 100~200rs/bữa. Còn vào nhà hàng thì 450~650/bữa. Cứ thế anh em nhân ra.

Follow:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.